Trầm cảm sau sinh – nỗi lo nhiều người

Ngày nay, trầm cảm sau sinh không còn quá xa lạ với mọi người. Nó đang gây ra nhiều hậu quả vô cùng nguy hiểm lẫn người mẹ và những người xung quanh. Vậy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Trầm cảm sau sinh là gì

Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh tâm lý thường gặp, xảy ra ở khoảng 10 – 20% phụ nữ sau khi sinh nở. Bệnh lý này biểu hiện qua khí sắc trầm buồn, chán nản, mệt mỏi và hình thành những suy nghĩ tiêu cực về bản thân.

                                                      Trầm cảm sau sinh

Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh

Nếu có những biểu hiện dưới đây, nên chú ý đến người mẹ:

  • Tâm trạng cảm thấy buồn, thậm chí không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, trống rỗng, hay thấy quá tải về mọi thứ xung quanh.
  • Khóc thường xuyên, khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí không biết lý do vì sao lại khóc
  • Ăn quá ít, không muốn ăn, có trường hợp lại ăn rất nhiều.
  • Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con.
  • Không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng cho con.
  • Xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con.

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh do rất nhiều nguyên nhân gây ra cả bên trong và bên ngoài:

  • Thay đổi nội tiết tố: Trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogenvà progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột, từ đó có thể kéo theo trạng thái trầm cảm. Điều này tương tự như việc căng thẳng và thay đổi tâm trạng do nồng độ hormone thay đổi nhẹ trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tiền sử bị trầm cảm: trước khi mang thai đã từng mắc bệnh trầm cảm nên sau khi sinh con có khả năng cao mắc chứng trầm cảm sau sinh
  • Cảm xúc: Mang thai không theo kế hoạch hay mang thai ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé. Ngoài ra, khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và gây áp lực lên người mẹ.
  • Mệt mỏi: Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục có thể còn dài hơn.
  • Yếu tố đời sống: Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Biện pháp tránh trầm cảm sau sinh

Học cách thư giãn

                                                             Ngồi thiền giúp giảm căng thẳng sau sinh

Theo nhiều cuộc nghiên cứu, người mẹ nên dành ra ít nhất 15 phút mỗi ngày để thư giãn, dù là hít thở sâu, thiền hay ngâm mình trong bồn tắm, sẽ dễ vượt qua các áp lực làm mẹ hơn những người không dành thời gian để thư giãn.

 

Tập thể dục nhẹ nhàng

Vận động nhẹ nhàng khiến cơ thể mẹ trở nên inh hoạt không bị mệt mỏi. Bên cạnh đó giúp cho mạch máu lưu thông dễ hơn nên tâm trạng thoải mái hơn.

Lưu ý: Đừng cố ép mình theo các bài tập aerobics mất sức bởi điều đó sẽ khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng hơn.

Tranh thủ ngủ khi con ngủ

Bà mẹ nào cũng đều được khuyên là hãy tranh thủ chợp mắt khi con ngủ, nhưng hầu hết đều không chú ý đến lời khuyên này. Họ dành thời gian rảnh để dọn dẹp giường ngủ hay làm việc vặt. Nhưng hãy ngủ khi con ngủ để bù lại những lúc thức trông con sẽ ít bị trầm cảm hơn.

                                Ngủ khi con ngủ giúp giảm trầm cảm sau sinh
TIN LIÊN QUAN

Trả lời

Notify Me
  • No Features Are Available Right Now!
  • Convert Points into Coupons

    Conversion Rule: = 1 Point

Reward Reward