2 Con đường dễ làm lây lan của bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát với tốc độ lây lan nhanh chóng trên nhiều quốc gia. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với căn bệnh này. Hãy cùng Vietpharco.vn tìm hiểu bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào nhé!

Bệnh đậu mùa khỉ là gì và Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ?

Đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm vi rút đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus. Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể bao gồm: Sốt, đau đầu, đau họng, đau cơ, sưng hạch bạch huyết và đặc biệt là phát ban dạng mụn nước hay mụn mủ trên các bộ phận cơ thể.

Lây từ người sang người

Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đã được ghi nhận trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng bệnh này lây truyền từ người sang người. Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với nốt ban truyền nhiễm hay dịch từ vết loét. Chỉ khi tất cả các tổn thương đóng vảy, lớp vảy bong ra và hình thành lớp da mới thì vi rút đậu mùa khỉ mới hết khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp.

Nó cũng có thể lây qua dịch hô hấp, giọt bắn hô hấp chứa vi rút khi tiếp xúc gần như hôn, âu yếm. Ngoài ra, khi tiếp xúc với đồ dùng bị nhiễm vi rút cũng khiến con người mắc phải căn bệnh này.

2 Con đường dễ làm lây lan của bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh
Lây truyền bệnh đậu mùa khỉ từ người sang người

Lây truyền từ động vật sang người

Theo các dữ liệu nghiên cứu, vào năm 2003 một đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đã xảy ra tại Hoa Kỳ. Một lô vật nuôi nhập khẩu từ Tây Phi đã lây truyền loại vi rút này cho chó đồng cỏ bản địa. Sau đó họ cũng ghi nhận các trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trên những người ở khu vực đó.Trong quá trình lây truyền từ động vật sang người, bệnh đậu mùa khỉ lây truyền qua dịch cơ thể, bao gồm nước bọt, giọt bắn ở đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ vết thương.

Ngoài ra, chúng cũng lây qua vết cắn hoặc vết xước của động vật hay qua việc sơ chế và tiêu thụ thịt động vật bị nhiễm bệnh.

2 Con đường dễ làm lây lan của bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh
Lây truyền bệnh đậu mùa khỉ từ động vật sang người

Bệnh đậu mùa khỉ có lây từ người sang động vật không?

Trong một báo cáo trên tạp chí The Lancet, các nhà nghiên cứu mô tả trường hợp động vật bị lây bệnh đậu mùa khỉ từ người. Hai người đàn ông bị đậu mùa khỉ và xuất hiện nhiều mụn mủ trên cơ thể. Sau 12 ngày mắc bệnh, chú chó săn của họ cũng bắt đầu xuất hiện các tổn thương trên niêm mạc da, có mụn mủ ở bụng và vết loét ở hậu môn. Kết quả xét nghiệm cho thấy, cả người và vật nuôi đều dương tính với vi rút đậu mùa khỉ.

Các khuyến cáo cho thấy những người bị bệnh đậu mùa khỉ nên tạm thời cách ly với vật nuôi trong ít nhất 21 ngày.

2 Con đường dễ làm lây lan của bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh
Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ người sang động vật

Đối tượng có nguy cơ mắc đậu mùa khỉ

Bất cứ ai tiếp xúc với bệnh phẩm hay với tiếp xúc gần với người và động vật nhiễm bệnh đều có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ. Những người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn những người bình thường.

2 Con đường dễ làm lây lan của bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh
Những đối tượng có khả năng nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ có lây qua đường truyền máu không?

Trên thế giới, chưa có báo cáo nào về việc lây truyền vi rút đậu mùa khỉ qua đường truyền máu và nguy cơ lây truyền qua đường truyền máu vẫn còn trên lý thuyết. Mức độ vi rút trong máu của một cá thể bị nhiễm không đặc trưng, rõ ràng.

2 Con đường dễ làm lây lan của bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh
Khả năng lây bệnh đậu mùa khỉ thông qua đường máu

Nguy cơ mắc đậu mùa khỉ khi mang thai

Có thể lây bệnh đậu mùa khỉ từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai (dẫn đến trẻ bị bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh) hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. Đối với phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, sẽ tăng nguy cơ sẩy thai do xuất hiện các vết loét, mụn nước, mụn nhọt ở đường sinh dục gây nhiễm khuẩn. Các nghiên cứu về bệnh đậu mùa do vi rút Variola (triệu chứng tương đồng với bệnh đậu mùa khỉ) cho thấy phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh có nguy cơ thai chết lưu và sinh non cao hơn.

2 Con đường dễ làm lây lan của bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh
Nguy cơ phụ nữ có thai mắc bệnh đậu mùa khỉ

Có nên tiếp tục cho con bú sữa khi chẩn đoán mắc đậu mùa khỉ?

Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu về khả năng lây truyền vi rút gây bệnh đậu mùa khỉ từ mẹ sang con khi cho bú. Trong trường hợp người mẹ bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, cần liên hệ với chuyên gia y tế để đánh giá nguy cơ. Từ đó, đưa ra quyết định có cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ hay không.

Trong trường hợp trẻ vẫn tiếp tục bú sữa mẹ, người mẹ cần che chắn vùng cơ thể có tổn thương và đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây bệnh cho trẻ.

2 Con đường dễ làm lây lan của bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh
Cảnh báo đối với phụ nữ cho con bú khi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

Trẻ em có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ không?

Khi trẻ em tiếp xúc gần với những người nhiễm bệnh, trẻ sẽ có khả năng mắc bệnh đậu mùa khỉ. Theo các thống kê, trẻ em khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ trở nặng cao hơn so với trẻ vị thành niên và người trưởng thành.

2 Con đường dễ làm lây lan của bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh
Trẻ em vẫn có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ

Đã từng mắc bệnh đậu mùa khỉ có bị lây nhiễm lại không?

Các chuyên gia đánh giá rằng, con người sẽ có khả năng miễn dịch suốt đời đối với bệnh đậu mùa khỉ sau khi nhiễm bệnh. Trong các nghiên cứu về bệnh đậu mùa, các nhà khoa học báo cáo rằng, các yếu tố miễn dịch vẫn còn trong máu 83 năm sau khi bị nhiễm bệnh.

2 Con đường dễ làm lây lan của bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh
Bệnh đậu mùa khó tái nhiễm trên những người đã từng mắc phải

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi bạn thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, bạn nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Phát ban.
  • Xuất hiện mụn nước, mụn mủ trên trên mặt, trong miệng, trên bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Sốt, ớn lạnh.
  • Các triệu chứng hô hấp (đau họng, nghẹt mũi hoặc ho).
2 Con đường dễ làm lây lan của bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh
Bệnh nhân tới gặp bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Các chẩn đoán/ xét nghiệm bệnh

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần xem xét các triệu chứng của bệnh nhân từ đó chẩn đoán phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với các bệnh có nhiều nét tương đồng như Đậu mùa, Thủy đậu, Tay chân miệng hay Herpes lan tỏa.

2 Con đường dễ làm lây lan của bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh
Hướng dẫn chẩn đoán phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với các bệnh có triệu chứng tương đồng

Để xác định căn nguyên đối với ca bệnh nghi ngờ, các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân sẽ được thực hiện xét nghiệm sinh học phân tử (PCR hoặc tương đương) tùy vào giai đoạn của bệnh:

  • Giai đoạn khởi phát: dùng các bệnh phẩm dịch hầu họng.
  • Giai đoạn toàn phát: dùng dịch nốt phỏng.
2 Con đường dễ làm lây lan của bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh
Xét nghiệm chẩn đoán xác định mẫu bệnh phẩm chứa vi rút đậu mùa khỉ

Tham khảo một số bệnh viện uy tín

  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Da liễu TP. HCM,…
  • Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai,…

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan qua nhiều con đường và bất kì ai cũng có khả năng bị nhiễm bệnh. Trên đây là cách thức và những con đường lây lan của bệnh đậu mùa khỉ, bạn hãy chủ động đề phòng để không bị nhiễm bệnh nhé!

NguồnCDCWHOThe LancetFDA

TIN LIÊN QUAN

Trả lời

Notify Me
  • No Features Are Available Right Now!
  • Convert Points into Coupons

    Conversion Rule: = 1 Point

Reward Reward