Những lưu ý khi mắc tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường xảy ra theo mùa và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Chỉ khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng thì điều trị lâu và để lại nhiều di chứng. Vậy hãy cùng tìm hiểu về bệnh này: cách phòng tránh và chữa trị kịp thời nhất.

Bệnh tay chân miệng là gì

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm do virus gây ra, đặc trưng bởi dấu hiệu sốt và phát ban, thường thấy nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Các loại virus gây bệnh tay chân miệng có tên là coxsackievirus a16 và enterovirus 71, chúng được gọi chung là coxsackie virus.

Đối tượng mắc bệnh tay chân miệng chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi, phần đông bệnh nhi dưới 5 tuổi. Các trung tâm chăm sóc trẻ em là môi trường dễ bùng phát dịch tay chân miệng vì bệnh nhiễm dễ dàng lây lan qua tiếp xúc giữa người với người và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Tốc độ lây lan virus bệnh khá nhanh, đôi khi bệnh cảnh trở nên nguy hiểm với các biến chứng như trụy mạch, viêm phổi cấp, viêm màng não, viêm cơ tim,… nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

                                                                           Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3-7 ngày.
Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

  • Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
  • Sốt nhẹ.
  • Nôn.
  • Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Cách phòng tránh tay chân miệng ở trẻ

  • Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Để chủ động phòng chống, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  • Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất
                                                Rửa tay ngăn ngừa virut tay chân miệng ở trẻ

Những lưu ý khi bị tay chân miệng

Khi trẻ bị mắc tay chân miệng thì các bậc phụ huynh nên lưu ý đối với những việc sau:

  • Thường xuyên vệ sinh các món đồ chơi, vật dụng của trẻ và những nơi mà trẻ tiếp xúc, vui chơi.
  • Vệ sinh tay chân trước khi chơi cùng con.
  • Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, tránh ăn thức ăn kém vệ sinh và không rõ nguồn gốc. Vệ sinh cẩn thận những dụng cụ ăn uống của trẻ và không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay với những người khác.
  • Chất thải của bé phải được xử lý đúng nơi, hợp vệ sinh.

Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý kiêng một số điều sau:

  • Nhiều cha mẹ cho rằng khi bị bệnh tay chân miệng dẫn đến phát ban, trẻ cần kiêng ra gió, tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, hai điều này không có cơ sở khoa học. Đảm bảo môi trường sạch sẽ, tránh để con tiếp xúc với không khí ô nhiễm và nước bẩn để bệnh không lan rộng.
  • Không để con gãi, chọc vào bọng nước trên da.
  • Không dùng muối, chanh hay loại thuốc liền da, chống viêm nào để giảm nổi mẩn ngứa mà không có chỉ định của bác sĩ.
TIN LIÊN QUAN

Trả lời

Notify Me
  • No Features Are Available Right Now!
  • Convert Points into Coupons

    Conversion Rule: = 1 Point

Reward Reward