Bệnh đậu mùa khỉ: nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Bệnh đậu mùa khỉ là cái tên khá lạ với mọi người. Vì trước kia ít có người nghe thấy tên bênh này. Nhưng ngày nay nó khá phổ biến trên các phương tiện đại chúng, với tình trạng báo động đối với mọi người. Vậy bạn đã biết như thế nào là đậu mùa khỉ. Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau đây.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Tên bệnh đậu mùa khỉ bắt nguồn từ việc phát hiện ban đầu về vi rút trên đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu tại Đan Mạch vào năm 1958. Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trên người được ghi nhận tại Cộng hòa Dân chủ Công gô vào năm 1970 và sau đó bệnh trở thành lưu hành ở khu vực Trung và Tây Phi.

Bệnh đậu mùa khỉ gây nổi mụn cho người bệnh

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết nếu bạn gặp một số biểu hiện như: Sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban,…. Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 – 4 tuần và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.

Hầu hết các ca đậu mùa khi ghi nhận đều thấy rằng biểu hiện ban đầu phần lớn là sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và kiệt sức. Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt phần lớn người bệnh đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 – 3 ngày. Mặt là bộ phận đầu tiên xuất hiện và sau đó sẽ lan rộng sang các bộ phận còn lại trên cơ thể.

Ban đầu mụn có mủ nước sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó sẽ phát tán và số nốt có thể đến hàng nghìn. Bên trong mỗi nốt mụn chứa đầy dịch được gọi là mủ. Khi điều trị tốt chúng sẽ dần đóng vảy và tiêu biến dần đến khi da trở lại trạng thái bình thường.

Bệnh đậu mùa khỉ gây mệt mỏi, đau đầu

Triệu chứng

  • Thể bệnh đậu mùa nặng: tỷ lệ chết/mắc ở người chưa chủng đậu vào khoảng 15 – 40%, do Variola major gây bệnh. Tử vong xảy ra sớm vào ngày thứ 2, thứ 3, nhưng sẽ chết nhiều trong tuần thứ 2. 3% bệnh nhân đậu mùa nặng điều trị tại bệnh viện sẽ trải qua thời kỳ tiền triệu nghiêm trọng, kiệt sức, chảy máu ở da, niêm mạc, tử cung, bộ phận sinh dục, đặc biệt nguy hiểm ở phụ nữ có thai… trường hợp chảy máu thường tử vong rất nhanh.
  • Thể đậu mùa nhẹ: tỷ lệ tử vong dưới 1%, do Variola minor gây bệnh, triệu chứng phát ban vẫn xảy ra tương tự như ở thể bệnh nặng nhưng phản ứng toàn thân của thể bệnh nhẹ xảy ra ít nghiêm trọng hơn và hiếm gây chảy máu.

Cách chữa trị bệnh đậu mùa khỉ

Hiện nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra được cách chữa bệnh đậu mùa đặc hiệu. Do đó, cách chữa bệnh đậu mùa nhanh nhất là tập trung chủ yếu vào việc làm thuyên giảm các dấu hiệu của bệnh đậu mùa, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro mất nước. Khi tình trạng nhiễm trùng đậu mùa phát triển nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải điều trị bằng thuốc kháng virus. Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu thêm các loại thuốc kháng virus đặc hiệu để chữa bệnh đậu mùa, trong đó hoạt chất Cidofovir hiện đang được đánh giá cao về triển vọng mang lại hiệu quả đối với virus gây bệnh đậu mùa.

Người bệnh khi nhiễm virus đậu mùa cần đến cơ sở y tế ngay để được các bác sĩ thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị. Cách chữa bệnh đậu mùa là dùng thuốc sát khuẩn nhẹ ở mắt, mũi, họng cho bệnh nhân, đặc biệt chú ý trong thời kỳ khởi phát và phát ban. Có thể sử dụng kháng sinh thích hợp chống bội nhiễm và các thuốc điều trị các triệu chứng, thuốc bổ trợ hay thực phẩm chức năng cho bệnh nhân. Để đảm bảo bệnh tình được thuyên giảm tốt và an toàn trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Bệnh nhân nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu vải mềm mịn và dễ thấm hút mồ hôi, tránh làm vỡ các nốt mụn nước, tránh ra gió;
  • Không gãi hay chạm vào các nốt mụn nước, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, dùng nước ấm để tắm thật nhẹ nhàng, không tắm bằng nước quá lạnh hoặc nước quá nóng;
  • Cách ly nghiêm ngặt đường hô hấp của bệnh nhân trong thời kỳ khởi phát và suốt thời kỳ phát ban, khoảng 3 tuần;
  • Khi mụn nước vỡ ra, sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên, không dùng thuốc mỡ Tetaxilin, Penixilin hay thuốc đỏ, không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.
  • Người tiếp xúc với bệnh nhân phải được giám sát chặt chẽ và theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nếu nhiệt độ tăng phải được cách ly ngay.

Ngoài ra, việc tiêm vắc xin trong vòng 3−4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus đậu mùa có thể ngăn chặn bệnh phát triển hoặc giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh.

TIN LIÊN QUAN
Notify Me
  • No Features Are Available Right Now!
  • Convert Points into Coupons

    Conversion Rule: = 1 Point

Reward Reward