Hệ lụy của việc thiếu máu đối với sức khỏe

Thiếu máu dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Ở mức độ nhẹ, bệnh gây mệt mỏi, choáng váng khiến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và công việc giảm sút. Nguy hiểm hơn, bệnh còn ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng trong cơ thể, đe dọa sự sống. Vậy người bị thiếu máu nên ăn gì để hỗ trợ bệnh cải thiện ngày càng tốt hơn?

Hệ Lụy Của Việc Thiếu Máu đối Với Sức Khỏe
Nhận biết tình trạng thiếu máu của cơ thể

1. Những tác hại do thiếu máu gây ra

Khi số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi và lượng huyết sắc tố giảm khiến cho oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể bị thiếu gọi là thiếu máu. Đây là một bệnh lý gây ra nhiều tác động nguy hại, điển hình có thể kể đến gồm:

– Cơ thể mệt mỏi

Thiếu máu ở mức nghiêm trọng khiến cho cơ thể không được cung cấp máu đầy đủ nên các hoạt động chức năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, không có đủ sức để hoàn thành công việc trong ngày. Ngoài ra họ còn cảm thấy đầu óc choáng váng khi đi bộ, vui chơi,…

Hệ Lụy Của Việc Thiếu Máu đối Với Sức Khỏe 01
Chóng mặt, choáng váng là dấu hiệu thường gặp ở người bị thiếu máu

 

– Thần kinh bị tổn thương, trí tuệ sa sút

Mặt khác, người bị thiếu máu rất khó tập trung vào bất kì việc gì, dễ quên. Điều này là do khả năng tư duy và nhận thức của não bộ bị giảm. Hậu quả sinh ra từ đó là năng suất công việc giảm sút, hệ thần kinh bị tổn hại.

– Rối loạn vận động

Người bị thiếu máu thường xuyên cảm thấy chân tay nhức mỏi, tê bì nên vận động kém. Ngoài ra họ còn bị đau cổ, gáy, xương sống nên khả năng vận động cũng khó tránh bị ảnh hưởng.

– Rối loạn thị giác

Do lượng máu không đáp ứng được và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu hoạt động của mắt nên người bị thiếu máu thường xuyên bị giảm hoặc mất cân bằng thị lực.

– Bệnh tim mạch

Do bị thiếu máu nên tim không được cung cấp đầy đủ oxy từ đó đập nhanh hơn bình thường, dễ bị đau thắt, tăng cảm giác chóng mặt và hoa mắt. Thiếu máu trong thời gian dài gây suy tim cùng suy nhiều nội tạng khác, nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong.

– Thai kỳ gặp nhiều nguy hiểm

Phụ nữ mang thai bị thiếu máu ở mức độ cao vô cùng nguy hiểm bởi nó không chỉ khiến cả mẹ và bé thiếu dinh dưỡng mà còn tăng nguy cơ sinh non, băng huyết, bào thai bị suy dinh dưỡng,…

– Tử vong

Thiếu máu nặng dễ gây biến chứng nguy hiểm cho tính mạng. Bệnh thiếu máu cấp tính khiến lượng máu mất đi quá nhiều và quá nhanh, rất khó tránh tử vong.

2. Khi bị thiếu máu nên ăn gì để tốt cho sức khỏe

Sở dĩ cần tìm hiểu bị thiếu máu nên ăn gì là bởi chế độ dinh dưỡng góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh. Đây cũng là cách thức đơn giản mà có tác dụng hữu hiệu nhất để điều trị thiếu máu.

Theo đó, dù là ăn gì, người bệnh cũng cần đảm bảo cung cấp một cách cân đối và đủ nhu cầu về các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Việc cân đối giữa Protein động vật với thực vật cũng cần được chú ý. Ngoài ra, trong bữa ăn cần đảm bảo cung cấp đủ sắt theo nhu cầu khuyến nghị về đội tuổi, về giới tính. Những thực phẩm mà người bị thiếu máu nên ăn:

– Thịt đỏ

Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê,… rất dồi dào sắt. Vì thế trong khẩu phần ăn của người bị thiếu máu hàng ngày không nên bỏ qua nhóm thực phẩm này.

Tuy nhiên, trong quá trình bổ sung những loại thịt màu đỏ hãy lưu ý những thực phẩm này cũng chứa rất nhiều hàm lượng cholesterol nên cần cân đối một lượng vừa phải và bổ sung đều đặn, từ từ. Nếu quá lạm dụng thịt đỏ sẽ dễ phải đối mặt với các bệnh tim mạch.

Hệ Lụy Của Việc Thiếu Máu đối Với Sức Khỏe 02
Nhóm thực phẩm giàu chất sắt cần được ưu tiên cho người bị thiếu máu

– Hải sản

Hải sản cũng là thực phẩm nhiều chất sắt nên nó đáng được xếp vào danh sách ưu tiên bị thiếu máu nên ăn gì để sức khỏe nhanh hồi phục. Trong các loại hải sản thì sò chứa nhiều sắt nhất còn cá giúp bổ sung vitamin B12 cần cho sản sinh hồng cầu. Do đó, cá và sò là nhóm hải sản cần được ưu tiên bổ sung cho người bị thiếu máu.

– Trứng

Trứng vốn là thực phẩm không chỉ chứa nhiều protein tốt cho cơ thể mà còn có hàm lượng rất cao các loại vitamin, khoáng chất và chất sắt. Do đó nó cũng là thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu. Tuy nhiên, khi đã biết bị thiếu máu nên ăn gì cần bổ sung trứng thì cũng cần lưu ý không lạm dụng quá. Mỗi tuần chỉ nên ăn 3 – 4 quả trứng, riêng người cao huyết áp thì mỗi tuần chỉ nên ăn 1 – 2 quả trứng mà thôi.

– Rau xanh

Rau xanh, nhất là các loại rau sẫm màu như: súp lơ, cải bó xôi, rau muống, đậu bắp,… chứa nhiều vitamin A, C, K, canxi,… và hàm lượng chất sắt rất cao. Không những thế rau xanh còn dễ chế biến, ăn không bị ngán nên người bị thiếu máu chớ nên bỏ qua nhóm thực phẩm này.

– Trái cây

Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt,… rất có ích đối với điều trị thiếu máu vì nó đẩy nhanh quá trình hấp thu sắt nhờ đó mà duy trì lưu thông khí huyết bên trong cơ thể.

– Nho khô

Quả nho khô có rất nhiều chất sắt nên người bị thiếu máu cũng nên xem nó như một món ăn vặt đáng để bổ sung mỗi ngày.

– Mật ong

Ăn mật ong có thể lấy lại lượng máu thiếu hụt rất tốt vì nó chứa nhiều chất giúp cho chất sắt được tích tụ bên trong cơ thể. Không những thế, mật ong còn giúp cân bằng lượng huyết sắc tố nên lại càng đáng để bổ sung vào thực đơn bị thiếu máu nên ăn gì. Cách sử dụng mật ong rất đơn giản, người bệnh có thể dùng trực tiếp hoặc pha vào nước ấm để uống mỗi sáng.

– Các loại hạt

Các loại hạt cũng là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao đồng thời có nhiều dưỡng chất tốt cho máu. Ngoài ra, nó còn giúp cho quá trình vận chuyển máu được lưu thông dễ dàng hơn. Những loại hạt chứa nhiều sắt có thể kể đến như: hạt điều, hạt vừng, hạt chia,…

– Viên uống bổ sắt

Đây là dạng thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng khi bị thiếu máu nếu nguyên nhân do thiếu sắt nhưng không được dùng tùy tiện mà cần phải có chỉ định liều lượng từ phía bác sĩ. Đặc biệt, với những phụ nữ bị thiếu máu thì trong thời kỳ kinh nguyệt nên bổ sung viên sắt để cải thiện tình trạng này.

Bên cạnh việc tìm hiểu để xây dựng thực đơn bị thiếu máu nên ăn gì thì người bệnh cũng cần kiểm tra công thức máu định kỳ và các thông số liên quan đến nguyên nhân gây thiếu máu. Bổ sung dinh dưỡng khi bị thiếu máu là cần thiết nhưng việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình để có biện pháp can thiệp phù hợp khi cần thiết.

TIN LIÊN QUAN
Notify Me
  • No Features Are Available Right Now!
  • Convert Points into Coupons

    Conversion Rule: = 1 Point

Reward Reward