Amidan là gì? Nguyên nhân gây viêm Amidan?

Viêm amidan là bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Amidan gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho vùng họng của người bệnh. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng khi không được điều trị kịp thời vẫn có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ phận đặc biệt này và giúp bạn trả lời được hàng loạt câu hỏi như: vai trò của Amidan, cấu tạo và chức năng của Amidan và khi bị viêm có nên cắt hay không ?

Amidan là gì?

Amidan là tổ chức bạch huyết nằm ở ngã tư hầu họng, giao điểm của đường thở và đường ăn, được ví như cữa ngõ quan trọng bảo vệ đường hô hấp, có tác dụng như hàng rào chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn từ bên ngoài tấn công. Các Amidan nằm vây quanh hầu họng tạo thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldayer).

6 khối Amidan trong vòng Waldayer đó là:

  • 1 Amidan vòm (VA): nằm ở vòm họng và có thể phát triển theo thành sau họng mũi.
  • 2 Amidan vòi: nằm ở bên trái và phải, quanh lỗ vòi tai.
  • 2 Amidan khẩu cái: nằm ở bên trái và phải trong hồ Amidan của thành bên họng.
  • 1 Amidan lưỡi: nằm ở đáy lưỡi.

Amidan là gì? Nguyên nhân gây viêm Amidan?

Khi quan sát bằng mắt thường ta có thể dễ dàng thấy được một phần của Amidan khẩu cái ở 2 bên thành của họng. Mặt tự do của Amidan màu hồng, có nhiều khe, hốc tạo thành các múi. Cấu tạo Amidan gồm biểu mô phủ và biểu mô liên kết, giống như hạch bạch huyết.

Amidan có tác dụng gì?

Là cửa ngõ quan trọng của hệ hô hấp, Amidan chính là hệ thống phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch, hoạt động mạnh từ 4 – 10 tuổi; đến tuổi dậy thì, hoạt động miễn dịch của Amidan giảm rõ rệt.

Amidan sinh ra miễn dịch có lợi cho cơ thể bằng cách tạo kháng thể IgG và các Lympho bào giúp cho cơ thể chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn và gây bệnh đường hô hấp. Các vi khuẩn, virus sẽ bị thanh lọc, tiêu diệt tại Amidan trươc khi kịp xâm nhập vào cơ thể con người. Nhờ vậy mà chúng ta sẽ tránh được rất nhiều bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.

Tại sao Amidan bị viêm?

Mặc dù có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây hại nhưng với cấu trúc hốc và khe rỗng, Amidan lại là địa chỉ trú ẩn tuyệt vời nếu virus, vi khuẩn xâm nhập vào được, từ đó dẫn đến viêm Amidan. Vậy viêm Amidan là gì ?

Viêm Amidan là tình trạng tuyến Amidan của bạn bị tổn thương, viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính, do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Sự tấn công ồ ạt và vượt mức cho phép của vi khuẩn vào mũi họng sẽ khiến cho Amidan phải làm việc quá sức dẫn đến tình trạng Amidan bị sưng, đỏ.

Sau “trận chiến”, xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử sẽ tồn lại tại Amidan thành những cục mủ có mùi hôi, rồi rớt ra khỏi Amidan sau một thời gian hoặc ứ tắc lại.

Việc Amidan bị viêm nhiều lần sẽ khiến khả năng “chiến đấu” của nó bị yếu đi và chính những ổ viêm nằm trong Amidan sẽ là nơ bắt đầu cho những đợt viêm vùng họng. Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm Amidan nhất.

Những biến chứng nguy hiểm nếu viêm Amidan không được chữa trị kịp thời đó là: áp-xe Amidan, viêm tấy quanh Amidan, viêm phế quản, viêm xoang, viêm thận, viêm tim, viêm khớp, áp-xe thành bên họng, nhiễm khuẩn huyết…

Amidan là gì? Nguyên nhân gây viêm Amidan?
Viêm Amidan

Nguyên nhân gây viêm Amidan

  • Do vi khuẩn liên cầu tán huyết beta nhóm A gây ra viêm Amidan và hay gây ra biến chứng thấp khớp cấp, thấp tim, viêm cầu thận cấp…
  • Do vi khuẩn bạch hầu gây ra giả mạc làm nghẽn đường thở và tạo ra độc tố.
  • Viêm Amidan do nấm ở người suy giảm miễn dịch.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Người bệnh không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc vệ sinh không sạch sẽ có thể tạo điều kiện để vi khuẩn tại khoang miệng sinh sôi và tấn công Amidan.
  • Ảnh hưởng của môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Cơ thể không được giữ ấm đúng cách gây viêm đường hô hấp trên, bên cạnh đó thường xuyên uống nước lạnh đối với người có tiền sử viêm Amidan cấp sẽ làm cho bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần.
  • Nhiễm siêu vi (Virus cúm, Adenoviruses, Enteroviruses, Virus Parainfluenza, Virus Herpes Simplex, Virus Epstein – Barr…)

Triệu chứng điển hình của viêm Amidan biểu hiện thế nào?

  • Sốt cao: thường sốt cao 39 – 40 độ C, cảm giác khô cổ, đau cổ, khó nuốt, hơi thở hôi.
  • Nhức đầu vùng hai bên thái dương, nuốt đau lên tai.
  • Khám họng: hai Amidan sưng đỏ, đôi khi có mủ hoặc giả mạc trắng bán vào Amidan.
  • Sưng đau hạch góc hàm.
  • Xét nghiệm máu: thường bạch cầu tăng cao.

Khi nào nên cắt Amidan?

Chỉ cắt Amidan trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân hay bị các đợt cấp tái phát nhiều, từ 5 – 6 lần trong một năm và đã bị khoảng 2 năm liên tiếp. Viêm Amidan mạn tính kéo dài, dù đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần nhưng vẫn không thuyên giảm.
  • Biến chứng áp-xe quanh Amidan dẫn đến nhập viện ít nhất 1 lần.
  • Viêm Amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim viêm khớp, viêm cầu thận.
  • Khối Amidan chỉ sưng to một bên kèm hạch cổ cùng bên, nghi ngờ ác tính hóa.
  • Amidan quá to, gây bít tắc hệ hô hấp, cản trở đường thở, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh.
  • Amidan có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng, sỏi Amidan.
  • Không cắt Amidan cho bệnh nhân rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải.
  • Tạm hoãn việc cắt Amidan nếu người bệnh đang có bệnh mạn tính chưa ổn định, nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, phụ nữ có thai, đang đến chu kì kinh nguyệt,…

Cách phòng bệnh viêm Amidan

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau những lần vui chơi tiếp xúc với bụi bẩn. Vệ sinh rặng miệng đúng cách, khuyến khích súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng (nồng độ đẳng trương 0.9%)
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao thể trạng.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ em bằng cách bổ sung nhiều Vitamin có trong thức ăn như: rau, củ, quả, tập thói quen uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây. Hạn chế ăn những món ăn khô, cứng, gia vị cay, rán hoặc thực phẩm lạnh.
  • Hãy để cho bé tránh xa môi trường nhiều khói bụi, đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn mỗi khi đi ra ngoài để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh; giữ ấm cô khi thời tiết chuyển mùa.
  • Cần giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết chuyển mùa, nếu ở trong phòng lạnh cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với cơ thể của bé (25 – 28 độ), thường xuyên vệ sinh tấm chắn của máy điều hòa để bảo vệ cơ quan hô hấp cho trẻ nhỏ.
  • Làm sạch họng để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào miệng, họng

    Sử dụng Xịt họng keo ong Bee Clean với những thành phần được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên giúp hỗ trợ giúp làm sạch miệng, họng, làm dịu mát họng khi bị đau họng, sưng họng, ngứa rát cổ họng, hỗ trợ bảo vệ vùng miệng họng, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào miệng, họng.

    Xịt họng Keo ong Hàn Quốc Bee Clean được sản xuất bởi thành phần keo ong được nhập khẩu từ Hàn Quốc có tác dụng làm giảm viêm họng và mau lành vết thương do viêm họng. Sản phẩm dùng được cho mọi lứa tuổi. Xem chi tiết tại đây

TIN LIÊN QUAN

Trả lời

Notify Me
  • No Features Are Available Right Now!
  • Convert Points into Coupons

    Conversion Rule: = 1 Point

Reward Reward