Những bệnh trẻ em thường mắc phải vào mùa hè

Mùa hè là thời điểm thời tiết hanh khô, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa rào tạo điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh phát triển và bùng phát mạnh mẽ. Vậy những bệnh trẻ em thường mắc phải vào mùa hè và cách để phòng tránh ra sao? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tiêu chảy

Mùa hè chính là thời điểm bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân một phần là do thời tiết nắng nóng, thức ăn dễ bị thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy. Vào thời tiết này, trẻ hay khát nước nên dễ uống phải những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh.

Những bệnh trẻ em thường mắc phải vào mùa hè
Tiêu chảy gây đi ngoài

Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cần thực hiện tốt các điều sau:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.
  • Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt trong chế biến thực phẩm.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi. Không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ. Không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý để bón cây trồng.
  • Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết

  • Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
  • Triệu chứng thường gặp ở bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, nổi mẩn, phát ban. Nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
  • Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Những bệnh trẻ em thường mắc phải vào mùa hè
Muỗi vằn gây sốt xuất huyết

Cách phòng tránh sốt xuất huyết:

  • Hãy thực hiện diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để ngăn không cho muỗi vào đẻ trứng. Hàng tuần loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá… Thực hiện ngủ màn phòng muỗi đốt. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Bệnh tay chân miệng (TCM)

Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi; nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ. Bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Tay chân miệng trở nên nguy hiểm hơn nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ,… Nếu trẻ gặp những biểu hiện này, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kịp thời chữa trị.

Những bệnh trẻ em thường mắc phải vào mùa hè
Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ

Để phòng bệnh tay chân miệng cần làm những việc sau:

  • Cần thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày và vệ sinh đúng cách, nhất là trước và sau khi tiếp xúc với trẻ;
  • Đối với trẻ đã mắc bệnh: Cần giặt sạch quần áo, tã lót, khăn mặt của trẻ sau đó ngâm qua với nước sôi hoặc dung dịch cloramin B. Cần tách riêng, không giặt chung quần áo của trẻ bệnh với các trẻ khác;
  • Các hộ gia đình, nhà trẻ, trường mẫu giáo cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng mà bé tiếp xúc hằng ngày, như sàn nhà, tường, đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn, ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang bằng xà phòng hoặc những chất tẩy rửa thông thường. Cần tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên và đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Tuyệt đối không được mớm cơm, mớm thức ăn cho trẻ, không dùng tay bốc thức ăn trực tiếp cho trẻ. Dạy trẻ không ăn bốc, không mút tay, không đưa đồ chơi lên miệng để ngậm mút.
  • Hạn chế cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, dùng những vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được vệ sinh và khử khuẩn;
  • Nên cho trẻ đi ngoài vào bô, chậu có sẵn chất diệt khuẩn như cloraminB. Phân của bệnh nhân tay chân miệng cần được xử lý tốt, tránh thải trực tiếp ra môi trường xung quanh;
  • Nhà vệ sinh của những gia đình có người mắc bệnh tay chân miệng cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, lau chùi bằng xà phòng và chất sát khuẩn.

Thủy đậu

Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ cũng là một bệnh mùa hè bạn cần đề phòng. Đây là bệnh do virus gây ra rất thường gặp và cũng dễ lây nhiễm. Các triệu chứng thủy đậu thường gặp bao gồm bong tróc da, mụn nước, ngứa, đỏ da, sốt cao, chán ăn và đau đầu.

Bệnh thủy đậu thường chủ yếu xuất hiện ở trẻ em và có thể tự biến mất sau vài ngày nếu trẻ có kháng thể khỏe mạnh. Sau khi bị thủy đậu, cơ thể thường tự sản sinh kháng thể chống virus nên trẻ thường sẽ không mắc lại bệnh này.

Những bệnh trẻ em thường mắc phải vào mùa hè
Trẻ Mắc Thủy đậu

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu

  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, nếu phải tiếp xúc phải đeo khẩu trang.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhỏ mũi, mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% hàng ngày.
  • Cách ly người bệnh: Thời gian cách ly từ lúc phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô, bong vảy hoàn toàn.
  • Tiêm vaccin phòng bệnh thủy đậu, thời gian vaccine có hiệu lực là 3 tuần sau khi tiêm và thời gian miễn dịch (không mắc bệnh kéo dài trung bình 15 năm)./

Bệnh viêm phổi

Những bệnh trẻ em thường mắc phải vào mùa hè
Trẻ Mắc Viêm Phổi

Viêm phổi là một trong những bệnh lý về hô hấp thường gặp trong mùa hè; nhất là đối với trẻ em và người già. Nguyên nhân thường gặp do dùng quạt điện, điều hòa không đúng cách hoặc do ăn uống nhiều đồ lạnh.

Bệnh viêm phổi có thể có những biến chứng rất nặng dẫn tới tử vong. Đặc biệt, tỷ lệ người nhập viện với những biến chứng nguy hiểm, do hiểu biết sai lầm trong cách phòng và điều trị bệnh cũng ngày càng gia tăng.

Cách phòng tránh viêm phổi

  • Để phòng bệnh viêm phổi ở trẻ cần thực hiện các biện pháp khác như: Nuôi dưỡng trẻ tốt, tránh suy dinh dưỡng. Cần cho trẻ uống Vitamin A theo khuyến cáo, tiêm phòng đầy đủ cho bé theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Ngoài ra, cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Không để trẻ hít phải khói bụi, khói thuốc lá vì hít khói thuốc lá thụ động làm tăng gấp 2 nguy cơ viêm phổi ở trẻ. Với trẻ nhỏ trong quá trình chăm sóc, bế cần thực hiện rửa tay thường xuyên tránh tình trạng lây nhiễm cho bé. Biện pháp này đơn giản nhưng hiệu quả giúp giảm rõ nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nói chung và viêm phổi nói riêng.

Bệnh sởi

Sởi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra và có thể lây truyền. Bệnh mùa hè này thường xuất hiện ở trẻ em nhưng cũng có thể xuất hiện ở những đối tượng khác.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh sởi bao gồm sốt cao, ho, sổ mũi, đau họng và đỏ mắt. Những triệu chứng này sẽ dần tiến triển thành phát ban, sốt, ho, sổ mũi và các đốm trắng nhỏ trong miệng. Thường các nốt phát ban xuất hiện xung quanh chân tóc và mặt.

Những bệnh trẻ em thường mắc phải vào mùa hè

Cách phòng tránh bệnh sởi

  • Bạn có thể tiêm vắc xin sởi cho trẻ để ngừa bệnh cũng như bổ sung đủ vitamin cho cơ thể để duy trì kháng thể khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh du lịch tới các vùng đang có dịch sởi để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh.

Ngoài những bệnh kể trên, bạn cũng cần đề phòng một số bệnh thường gặp trong mùa hè lây lan do dùng nguồn nước ô nhiễm như  kiết lỵ, dịch tả…

Các bệnh mùa hè có thể khiến gia đình bạn mất cơ hội tận hưởng những chuyến du lịch sôi động và thú vị. Vậy nên, bạn hãy bảo vệ sức khỏe và tăng sức đề kháng bằng cách ăn nhiều rau củ, trái cây cũng như uống đủ nước. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy chú ý tránh đến gần những nguồn bệnh nguy hiểm nhé.

 

TIN LIÊN QUAN

Trả lời

Notify Me
  • No Features Are Available Right Now!
  • Convert Points into Coupons

    Conversion Rule: = 1 Point

Reward Reward