Cúm B là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh virus cúm B

Cúm loại B chỉ được tìm thấy ở người. Đối với cúm B triệu chứng có thể ít nghiêm trọng hơn virus cúm A, nhưng đôi khi vẫn cực kỳ có hại. Virus cúm B không được phân loại theo tiểu loại và cũng không gây ra đại dịch.

Cúm B là gì?

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Có ba loại cúm chính, bao gồm:

  • Loại A: Đây là dạng cúm phổ biến nhất, có thể lây từ động vật sang người và gây ra đại dịch.
  • Loại B: Rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân trong những trường hợp diễn tiến nghiêm trọng. Cúm B chỉ lây truyền từ người sang người, có khả năng gây ra dịch bệnh theo mùa và được truyền trong suốt cả năm.
  • Loại C: Là dạng bệnh cúm nhẹ nhất, các triệu chứng của cúm loại C thường sẽ không gây hại.

Trong đó loại A và B tương tự nhau, nhưng cúm B chỉ có thể truyền từ người sang người. Một biểu hiện phổ biến của virut cúm là sốt, thường cao hơn 37,8 độ C. Nhìn chung, bệnh cúm rất dễ lây lan và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.

Cúm B có nguy hiểm không? Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC khẳng định cả hai loại cúm A và B đều có thể phát triển nghiêm trọng như nhau, phản bác quan niệm sai lầm trước đây cho rằng cúm loại B thường có xu hướng nhẹ hơn.

Triệu chứng cúm B

Cúm loại B sẽ khiến bệnh nhân gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường. Phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm cúm có thể ngăn chặn virus tiến triển nặng và giúp bạn tìm ra hướng điều trị tốt nhất. Ở cúm B triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Viêm họng;
  • Ho;
  • Sổ mũi và hắt hơi;
  • Mệt mỏi;
  • Đau nhức cơ khắp cơ tể;

Triệu chứng hô hấp

Tương tự như cảm lạnh thông thường, cúm B có thể khiến bạn gặp các triệu chứng về đường hô hấp. Các dấu hiệu khởi phát thường bao gồm:

  • Ho;
  • Tắc nghẽn;
  • Viêm họng;
  • Sổ mũi.

Tuy nhiên, các triệu chứng đường hô hấp do cúm có thể nghiêm trọng hơn và dẫn đến các biến chứng về sức khỏe khác. Nếu bạn bị hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp có nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng và thậm chí là gây ra một đợt hen nghiêm trọng.

Nếu không được điều trị hoặc trong những trường hợp nặng hơn, cúm B có thể gây ra:

  • Viêm phổi;
  • Viêm phế quản;
  • Suy hô hấp;
  • Suy thận;
  • Viêm cơ tim hoặc viêm tim;
  • Nhiễm trùng huyết.
Cúm B là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh virus cúm B
Cúm B có thể gây suy hô hấp

Triệu chứng toàn thân

Một triệu chứng phổ biến của bệnh cúm là sốt lên tới 41,1 o C. Nếu bạn không hạ sốt trong vài ngày thì cần đến cơ sở y tế ngay lập tức. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp các biểu hiện khác bao gồm:

  • Ớn lạnh;
  • Nhức mỏi cơ thể;
  • Đau bụng;
  • Mệt mỏi;
  • Yếu ớt.

Triệu chứng dạ dày

Một số ít trường hợp bệnh cúm B cũng có thể gây tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Những triệu chứng này phổ biến ở trẻ em và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề ở dạ dày. Ngoài ra, trẻ em bị nhiễm cúm loại B còn gặp những biểu hiện sau đây:

  • Buồn nôn;
  • Ói mửa;
  • Đau bụng;
  • Ăn mất ngon.

Điều trị cúm loại B

Nếu nghi ngờ nhiễm cúm, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất lỏng để tránh bị mất nước. Bên cạnh đó, nên dành nhiều thời gian ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng. Đôi khi các triệu chứng cúm B sẽ tự động thuyên giảm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao gặp biến chứng khi bị cúm thì nên đến khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Các đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng cao bao gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi;
  • Người già từ 65 tuổi trở lên;
  • Phụ nữ có thai hoặc vừa sinh ít hơn 2 tuần;
  • Người Mỹ bản địa (thổ dân da đỏ và thổ dân Alaska)
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc một số bệnh mãn tính.

Đối với trường hợp người bị cúm là trẻ em, phụ huynh nên ưu tiên đưa trẻ đến cơ sở y tế trước khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Một số loại thuốc nếu dùng tùy tiện có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Trẻ bị sốt do cúm nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hạ sốt tự nhiên (không cần dùng thuốc).

Trong một số trường hợp cúm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau và thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn xảy ra.

Cách phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe khi mắc cúm B

Những người mắc bệnh cúm B cần cần phải chú ý những việc sau:

  •  Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, đặc biệt là người già, trẻ em và những người có sức đề kháng kém. Không đi lại những nơi tụ tập đông người.
  •  Nên nằm nghỉ ở những nơi thoáng mát, tránh gió, yên tĩnh, không nên nằm ở những nơi có điều hòa, vì có thể khiến cho các triệu chứng ho, khó thở, khàn giọng… nghiêm trọng hơn.
  • Cần mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước.
  • Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn những thức ăn dễ tiêu, ăn những thức ăn giải cảm như cháo hành, cháo tía tô… Bổ sung những thực phẩm giàu Vitamin C như nước cam, nước chanh muối…
  • Uống thuốc hạ sốt ngay khi xuất hiện triệu chứng sốt. Cần uống theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc.
  •  Nên súc họng và vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài thì nên mang khẩu trang y tế, che mũi miệng khi bị ho, hắt hơi. Nên dùng khăn giấy thấm các dịch tiết đường hô hấp sau khi ho, hắt hơi để tránh lây lan virus ra ngoài môi trường.
  •  Không chỉ người bệnh mà những người chăm sóc trực tiếp cho người bệnh cũng cần phải chú ý, vì sẽ là người dễ bị lây bệnh nhất bao gồm: Đeo khẩu trang y tế khi chăm sóc cho người bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay để loại bỏ virus bám vào tay trong quá trình chăm sóc.
  •  Khi có các triệu chứng sốt, ho, đau họng thì người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm, các chuyên gia khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
  2. Nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
  3. Tiêm vaccine cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.
  4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.
  5. Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virrus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
  6. Nếu triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi…, ngày càng tăng nặng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Nguồn tham khảo: Webmd.com; Healthline.com; suckhoedoisong.vn

TIN LIÊN QUAN

Trả lời

Notify Me
  • No Features Are Available Right Now!
  • Convert Points into Coupons

    Conversion Rule: = 1 Point

Reward Reward