Cải thiện chứng mất ngủ hậu covid -19

Mất ngủ là một trong những chứng bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi và khó để điều trị, đặc biệt đây còn là vẫn đề thường xảy ra đối với các bệnh nhân sau khi mắc COVID-19. Vậy làm thế nào để cải thiện chứng mất ngủ hậu Covid – 19. Các bạn hãy tham khảo bài viết này để tìm câu trả lời nhé!

Biểu hiện của khó ngủ, mất ngủ

Khó ngủ, mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ,  khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên bị thức giấc giữa đêm, giấc ngủ chập chờn, trằn trọc, thường thức dậy sớm và không thể ngủ lại được.

Nguyên nhân chứng mất ngủ hậu Covid-19

Khó ngủ, mất ngủ là tình trạng mà hầu hết bệnh nhân sau khi khỏi Coid-19 gặp phải. Có khoảng 40% bệnh nhân mất ngủ khi mắc Covid-19 lẫn hậu Covid-19. Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Stress, lo lắng, đau buồn, mất mát do Covid-19 đặc biệt là những gia đình bị Covid-19 cướp đi mạng sống của người thân, điều đó đã ảnh hưởng đến giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày.
  • Thói quen ngủ của người bệnh sau khi khỏi Covid-19 cũng thay đổi do liên quan đến giãn cách xã hội, các vấn đề tâm lý trong cuộc sống thường ngày, về thu nhập hoặc lo  sợ bị biến chứng hậu Covid-19.
  • Bên cạnh đó một số thuốc đã được sử dụng để điều trị Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ.
  • Hoặc có thể là do triệu chứng hậu Covid-19( ho, hụt hơi, khó thở..) kèm theo căng thẳng, lo âu khiến người bệnh dễ mất ngủ, hay tỉnh giấc, khó duy trì giấc ngủ

Mất ngủ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Mất ngủ gây ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày và làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày, khó tập trung… Từ đó dẫn đến các nguy cơ như té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm hiệu suất công việc…

Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch và toàn thân:

  • Rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp.
  • Các vấn đề tâm thần như lo âu, trầm cảm, suy nghĩ tự sát.
  • Hệ miễn dịch suy yếu, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn.
  • Hệ chuyển hóa bị rối loạn, tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường.
  • Phụ nữ có thai có nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non.
Tỷ lệ mất ngủ hậu covid-19

Một số cách cải thiện chứng mất ngủ hậu covid -19

Chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung đủ nước, chất xơ, protein, tinh bột và vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương.
  • Thành phần bữa ăn có đủ rau xanh, hoa quả tươi, protein và tinh bột. Nhớ uống nước đầy đủ, có thể uống nước lọc kết hợp nước trái cây để có đủ vitamin.
  • Sử dụng một số loại thực phẩm như gừng, hạt sen… để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, bởi các loại hạt này có thể kích thích tuyến tụy tiết ra insulin giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.
  • Bổ sung thịt đỏ: Việc thiếu sắt là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người bị mất ngủ. Trong khi đó, thịt đỏ lại chứa nhiều sắt. Bổ sung thịt đỏ trong các bữa ăn hằng ngày là cách chữa mất ngủ không dùng thuốc mà không phải ai cũng biết.
Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sau khi mắc covid 19

Hạn chế ngủ trưa quá lâu

Ngủ trưa là cách để bù đắp giấc ngủ không trọn vẹn. Tuy nhiên, việc dành quá nhiều thời gian cho việc ngủ trưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào buổi tối.

Hạn chế ngủ trưa quá lâu

Không sử dụng chất kích thích

Rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác dễ gây hưng phấn ở trung tâm thần kinh khiến cơ thể luôn tỉnh táo. Hãy tập thói quen lành mạnh bằng những thức uống tốt cho sức khỏe hoặc một cốc nước ấm giúp cơ thể được thư giãn, đi vào giấc ngủ thật dễ dàng.

Sử dụng bỉa rượu khiến thần kinh bị kích thích gây khó ngủ

Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc

Tạo một thói quen ngủ hợp lý là giải pháp quan trọng nhất để khắc phục tình trạng này. Một số người nghĩ rằng, ngủ muộn khiến cơ thể dễ rơi vào giấc ngủ sâu hơn. Nhưng thực tế, đó là một sai lầm. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, thời gian hợp lý để có một giấc ngủ chất lượng là đi ngủ từ 9-10h tối, để cơ thể sẽ rơi vào giấc ngủ sâu khoảng 1-2 tiếng sau đó.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà còn là cách chữa mất ngủ không dùng thuốc hiệu quả nhất. Tập thể dục giúp cơ thể được vận động, khí huyết lưu thông, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tập thể dục khiến tinh thần thoải mái giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ

Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh có vùng ánh sáng nhìn thấy trong phổ quang học có bước sóng từ 450nm đến 495nm bao gồm các ánh sáng từ điện thoại, tivi, máy tính và các thiết bị điện tử. Theo nghiên cứu khoa học, sóng ngắn của các ánh sáng xanh ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, có thể gây mỏi mắt, loạn mắt và rối loạn giấc ngủ.

Ánh sáng xanh

Trên đây là một số gợi ý giúp bạn cải thiện chứng mất ngủ hậu covid-19. Chúc các bạn mau chóng hồi phục sức khoẻ!

TIN LIÊN QUAN

Trả lời

Notify Me
  • No Features Are Available Right Now!
  • Convert Points into Coupons

    Conversion Rule: = 1 Point

Reward Reward