Thức khuya ảnh hưởng như nào đến sức khoẻ

Chúng ta đều biết giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, cả về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt là những người trẻ tuổi, thường thờ ơ hoặc ít quan tâm đến việc thức khuya ảnh hưởng như nào đến sức khoẻ. Vậy tác hại của thức khuya là gì, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Đồng hồ sinh học cơ thể

Giờ sinh học của cơ thể
  • Từ 21 – 23 giờ: Hệ miễn dịch đào thải chất độc. Lúc này, bạn nên giữ trạng thái yên tĩnh.
  • Từ 23 – 1 giờ sáng: Gan bài tiết chất độc. Quá trình này cần tiến hành trong khi cơ thể ngủ say.
  • Từ 0 – 1 giờ sáng: Cơ thể rơi vào trạng thái ngủ thật sự. Do đó, bạn nên ngủ trước đó 1 – 2 giờ để đến 0 – 1 giờ thì bạn đã chìm vào giấc ngủ.
  • Từ 1 – 3 giờ sáng: Mật bài tiết chất độc. Quá trình này cũng cần tiến hành trong khi ngủ say.
  • Từ 3 – 5 giờ sáng: Phổi bài tiết chất độc. Vì thế, những người đang mắc bệnh ho thường ho dữ dội vào khoảng thời gian này.
  • Từ 12 – 4 giờ sáng: Tủy sống tạo máu. Do đó, bạn cần ngủ say, không nên thức khuya.
  • Từ 5 – 7 giờ sáng: Ruột già bài tiết sau một giấc ngủ dài.

Do đó, khi không được ngủ, cơ thể sẽ không có cơ hội bài tiết chất thải và tích tụ lại trong cơ thể. 

Những tác hại của việc thức khuya đến sức khoẻ

Suy giảm trí nhớ

Theo một nghiên cứu, những người thường xuyên thức khuya sẽ có tỉ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do thời gian ngủ là khoảng thời gian tốt giúp não bộ được nghỉ ngơi và ghi nhớ lại tất cả những hoạt động diễn ra trong ngày. Nếu ngủ muộn thường xuyên hoặc thức khuya, đến tận sáng trong thời gian dài, não sẽ không được nghỉ ngơi và gây suy giảm trí nhớ.

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Thời gian ngủ là lúc cơ thể sản xuất ra những hóc-môn cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy nếu ngủ muộn hoặc thức đến tận sáng, cơ thể bạn sẽ không thể sản sinh ra các hóc-môn trên làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Bên cạnh đó việc thức khuya còn làm cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và với hệ miễn dịch suy giảm như vậy sẽ dễ làm bạn mắc các bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp… cao hơn những người ngủ đủ giấc.

Thức khuya khiến tăng cân

Khi thức khuya học bài, thức khuya chơi game hay xem phim, nhu cầu ăn uống của bạn sẽ trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Và trong lúc vô thức, bạn nạp vào cơ thể một lượng calo “không hề nhỏ” một chút nào bởi hầu hết đồ ăn thức uống yêu thích của những “cú đêm” là đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, mì tôm, xúc xích… Đến khi cảm thấy cơ thể dường như nặng nề hơn xưa thì bạn mới nhận ra cân nặng đã vượt chuẩn.

Dẫn đến các bệnh về tim

Một nghiên cứu về giấc ngủ tại Bệnh viện Brigham & Women ở Boston đã cho thấy những người ngủ dưới 5 tiếng/ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tim 39% so với những người ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, cứ mỗi lần bạn thay đổi thói quen ngủ của mình, ví dụ bạn có một lịch trình ngủ đều đặn vào mỗi ngày trong tuần nhưng lại thức khuya hoặc thức đến tận sáng vào cuối tuần để vui chơi, giải trí thì bạn đã làm tỉ lệ mắc bệnh tim tăng lên 11% rồi đấy.

Thức khuya khiến da bị lão hóa nhanh hơn

Ban đêm là lúc các tế bào da được tái tạo nhanh hơn sơ với ban ngày. Việc thức khuya sẽ khiến cho hoạt động điều tiết các tế bào da bị thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của biểu bì.

Điều này khiến cho da bị lão hóa sớm , xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, v.v….

Để giữ cho làn da trẻ đẹp, các bạn (đặc biệt là các chị em phụ nữ) nên tạo thói quen ngủ sớm và ngủ đầy đủ.

Thức khuya gây giảm tuổi thọ

Theo một số nghiên cứu từ Anh Quốc, việc ngủ muộn làm tăng 10% nguy cơ tử vong. Những tác hại của thức khuya như làm lệch giờ sinh học, rối loạn tiêu hóa, bệnh tiểu đường tuýp 2, rối loạn thần kinh và rối loạn hô hấp đều góp phần làm suy giảm sức khỏe tổng thể và giảm tuổi thọ của con người.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy những người thức khuya, không có các bệnh lý khác thường có tuổi thọ ngắn hơn 6.5 năm so với người có cùng điều kiện những ngủ đầy đủ giấc mỗi tối.

Những tác hại của việc thức khuya

Thức khuya dễ làm giảm thị lực

Tương tự như các bộ phận trên, ban đêm là thời điểm đôi mắt được nghỉ ngơi và điều tiết sau 1 ngày hoạt động liên tục. Việc thức khuya không những cắt đi thời gian nghỉ ngơi của mắt mà còn ép đôi mắt phải làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên.

Thức đêm thường xuyên sẽ dễ dẫn đến suy giảm thị lực, dễ mắc các bệnh đau mắt, nhức mỏi mắt, thâm quầng mắt, cận thị, loạn thị, v.v…

Dẫn đến các bệnh về tim

Một nghiên cứu về giấc ngủ tại Bệnh viện Brigham & Women ở Boston đã cho thấy những người ngủ dưới 5 tiếng/ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tim 39% so với những người ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, cứ mỗi lần bạn thay đổi thói quen ngủ của mình, ví dụ bạn có một lịch trình ngủ đều đặn vào mỗi ngày trong tuần nhưng lại thức khuya hoặc thức đến tận sáng vào cuối tuần để vui chơi, giải trí thì bạn đã làm tỉ lệ mắc bệnh tim tăng lên 11% rồi đấy.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo nhiều nghiên cứu, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với người ngủ 7-8 giờ. Việc thức khuya sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể, từ đó gây mất cân bằng glucose.

Dễ bị trầm cảm

Nhiều nghiên cứu cho thấy những cú đêm, người có xu hướng ngủ muộn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc chứng trầm cảm hơn những người ngủ đủ giấc. Nguyên nhân là do việc thức khuya làm rối loạn đồng hồ sinh học và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trạng thái tâm lý u sầu, rối loạn lo âu, trầm cảm.

Nhìn chung hầu như ai cũng biết thức khuya có hại nhưng với lối sống hiện đại như ngày nay, số lượng cú đêm vẫn gia tăng nhanh chóng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhằm giảm thiểu tác hại của việc thức khuya hãy sắp xếp công việc, học tập để có thể ngủ sớm hơn, luyện tập thói quen đi ngủ đúng giờ và hạn chế sử dụng các thiết bị di động, máy tính…

Một số cách giúp bạn ngủ sớm hơn

Một số cách giúp bạn ngủ sớm hơn

Tạo cho mình một lịch trình ngủ khoa học

Bạn có thể bắt đầu bằng việc đi ngủ và thức dậy ở một khung giờ cố định trong khoảng thời gian dài để có thể đi ngủ sớm hơn. Việc này có thể giúp cơ thể bạn quen với việc ngủ sớm, đồng thời lập trình lại đồng hồ sinh học của cơ thể. Nếu bạn vẫn cảm thấy khó ngủ thì hãy giảm bớt thời gian ngủ trưa để không bị mất ngủ vào buổi tối. Bạn chỉ nên ngủ trưa trong khoảng thời gian lý tưởng từ 15-30 phút.

Chế độ ăn uống khoa học

Không nên sử dụng các loại trà, cà phê vào trước giờ đi ngủ. Thêm vào đó, các thực phẩm như ngũ cốc hay trái cây cũng giúp bạn thấy buồn ngủ, hơn nữa nó còn giúp bạn tránh được tình trạng tăng cân.

Tránh xa các thiết bị điện tử trước giờ ngủ

Việc hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại trước khi ngủ sẽ giúp giảm thiểu được các tác hại từ ánh sáng xanh đến sức khỏe và cơ thể, giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Bạn không nên đặt điện thoại cạnh mình khi ngủ.

Trên đây là những tác hại của việc thức khuya đối với sức khoẻ của chúng ta. Dù cho cuộc sống có bận rộn hay nhu cầu giải trí chưa được thỏa mãn, các bạn hãy nhớ ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để tránh những tác hại của việc thức khuya đã nói ở trên nhé!

TIN LIÊN QUAN

Trả lời

Notify Me
  • No Features Are Available Right Now!
  • Convert Points into Coupons

    Conversion Rule: = 1 Point

Reward Reward