Bệnh trầm cảm ở trẻ em – Nguy hiểm ngay kề cận

Hiện nay, bệnh trầm cảm ở trẻ em không phải hiếm gặp nhất là ở thành phố. Khi nhiều bố mẹ không có nhiều thời gian cho con và môi trường chơi cùng bạn bè cũng ít gây ảnh hưởng đến tâm trạng của con nhỏ. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh và cách chữa trị.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Trầm cảm ở trẻ em thường biểu hiện ở những dạng khác nhau. Nếu để xác định trẻ mắc bệnh trầm cảm thì phải có ít nhất 5 triệu chứng trong số 9 triệu chứng là:

Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân

Sự ngon miệng thường bị giảm sút, nhiều trẻ có cảm giác rằng bị ép phải ăn. Trẻ ăn rất ít, thậm chí trong các trường hợp nặng trẻ nhịn ăn hoàn toàn. Vì vậy, trẻ bị bệnh thường sút cân nhanh chóng. Khi khám bệnh, trẻ thường than phiền rằng trẻ bị mất cảm giác ngon miệng, rằng trẻ không thấy đói mặc dù không ăn gì.

Một số trẻ em lại ăn quá nhiều và tăng cân.

Trẻ không ăn, biếng ăn là dấu hiệu nên để ý ở trẻ

Mất ngủ

Mất ngủ ở trẻ trầm cảm khá phổ biến. Trẻ có thể mất ngủ trầm trọng, biểu hiện bằng khó vào giấc ngủ và dễ thức giấc. Vì vậy thời lượng giấc ngủ của trẻ thấp hơn bình thường trên 2 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, một số trẻ em lại ngủ quá nhiều (10-12 giờ hoặc hơn mỗi ngày).

Vận động chậm chạp

Vận động chậm chạp (ví dụ nói chậm, vận động cơ thể chậm), tăng khoảng nghỉ trước khi trả lời, giọng nói nhỏ, số lượng ít, nội dung nghèo nàn, thậm chí câm. Các triệu chứng ức chế vận động hay gặp trong trầm cảm cổ điển.

Trẻ em bị trầm cảm có thể nằm lỳ trên giường cả ngày mà không hoạt động gì. Vận động tâm thần chậm cần đủ nặng để có thể được quan sát bởi những người xung quanh chứ không chỉ biểu hiện ở cảm giác của trẻ.

Khó khăn trong việc tập trung, suy nghĩ và tư duy

Đây là triệu chứng rất hay gặp. Nhiều trẻ than phiền khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý vào một việc gì đó. Trẻ cũng rất khó khăn khi cần đưa ra quyết định, trẻ thường phải cân nhắc rất nhiều thời gian với những việc thông thường. Các vấn đề về chú ý có thể biểu hiện rõ ràng như khó khăn về học tập hoặc thành tích kém ở trường.

Khó tập trung chú ý của trẻ thể hiện ở những việc đơn giản như không thể đọc xong một bài học, không thể nghe hết một bài hát mà trẻ vốn yêu thích, không thể xem hết một chương trình tivi mà trẻ trước đây vẫn quan tâm.

Rối loạn trí nhớ ở trẻ thường là giảm trí nhớ gần. Trẻ có thể quên mình vừa làm gì (không nhớ mình đã ăn sáng cái gì, không thể nhớ mình đã để đồ dùng học tập học tập ở đâu). Trong khi đó, trí nhớ xa (ngày sinh, quê quán, các sự việc đã xảy ra lâu trong quá khứ…) thì vẫn còn được duy trì tương đối tốt trong một thời gian dài.

Trẻ khó tập trung là dấu hiệu trầm cảm ở trẻ

Khí sắc giảm

Khí sắc giảm (khí sắc trầm cảm) là nét mặt của trẻ rất đơn điệu, luôn buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều, thậm chí mất hết nếp nhăn. Tình trạng khí sắc giảm rất bền vững do trẻ buồn, bi quan, mất hy vọng. Một số trẻ than phiền rằng không còn nhiệt tình, không còn cảm giác gì, các em luôn trong tình trạng lo âu.

Khí sắc trầm cảm có thể được biểu hiện trên nét mặt và trên hành vi của trẻ. Một số trẻ than phiền các biểu hiện cơ thể gần đây (ví dụ khó chịu trong người, đau đầu, đau vùng thượng vị, đau cơ, khớp…) hơn là cảm giác buồn. Nhiều trẻ lại có trạng thái tăng kích thích (trẻ hay cáu gắt, dễ nổi khùng với một lỗi lầm nhỏ).

Cách phòng tránh trầm cảm ở trẻ

Để có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm ở trẻ em cần phải kết hợp nhiều phương pháp và kiên trì trong một thời gian. Các bậc phụ huynh nên chú ý quan tâm và thực hiện những điều sau đây để bé cải thiện tốt hơn về sức khỏe và tinh thần.

  • Cha mẹ thường xuyên tâm sự, chia sẻ và học cách lắng nghe con nhiều hơn.
  • Không tạo áp lực quá lớn đối với các sinh hoạt hàng ngày, học tập , mối quan hệ khiến bị cảm thấy khó chịu.
  • Xây dựng cho bé một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, hỗ trợ cung cấp nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin để bé có thể phát triển tốt hơn và tăng hệ miễn dịch.
  • Rèn luyện cho bé chế độ sinh hoạt tốt nhất, ngủ đúng giờ, thường xuyên cho bé tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh để giúp bé thoải mái hơn.
  • Luôn động viên bé để bé có thể tự do phát triển và thoải mái vui chơi. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cùng còn tham gia các hoạt động mà con thích như đọc sách, xem phim, ca hát,…
  • Kết hợp cùng với nhà trường để có thể biết được nhiều hơn các hoạt động của bé, đồng thời chú ý hơn về các mối quan hệ, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.

 

 

TIN LIÊN QUAN
Notify Me
  • No Features Are Available Right Now!
  • Convert Points into Coupons

    Conversion Rule: = 1 Point

Reward Reward